Teen9x cùng các người bạn
Vào để được hưởng nhiều quyện lợi hơn
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) LT0.9438346_1_1
Teen9x cùng các người bạn
Vào để được hưởng nhiều quyện lợi hơn
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) LT0.9438346_1_1
Teen9x cùng các người bạn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Teen9x cùng các người bạn

dành cho tòan bộ thành 9x hiện tại
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Phan Thiết - biển xanh, cát trắng, nắng vàng
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby ddangvn3 Mon Apr 23, 2012 10:13 am

» Sa Pa - thành phố trong sương
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby ddangvn3 Mon Apr 23, 2012 10:12 am

» Nha Trang và những kinh nghiệm du lịch
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby ddangvn3 Mon Apr 23, 2012 10:12 am

» Hạ Long - Hòn ngọc biển phương Bắc
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby ddangvn3 Mon Apr 23, 2012 10:09 am

» Huế - nét đẹp đất cố đô
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby ddangvn3 Mon Apr 23, 2012 10:09 am

» Hội An - điểm hẹn phố cổ
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby ddangvn3 Mon Apr 23, 2012 10:09 am

» Đà Nẵng - lễ hội pháo hoa 2012
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby ddangvn3 Mon Apr 23, 2012 10:08 am

» Đà Lạt - thành phố của mùa xuân, hoa và tình yêu
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby ddangvn3 Mon Apr 23, 2012 10:08 am

» Cá độ bóng đá, casino, poker online tại M88.
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby coluy89 Mon Apr 09, 2012 11:01 am

» Cài đặt MU Online
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby networks Fri Mar 30, 2012 1:38 am

» Thư giãn: Vợ định nghĩa chồng
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby dulieuvieclam8 Thu Jan 05, 2012 10:52 am

» Cùng kinh doanh và kiếm tiền online với www.websieuthi.vn
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeby builena2009 Mon Dec 12, 2011 3:41 pm


Share | 

 

 Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) I_icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:11 am

ếch băng
ếch băng

Thành viên đồng

Thông tin thành viên :
Click !
Tổng số bài gửi : 180
Join date : 12/04/2010

Bài gửiTiêu đề: Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi)

 
Bài Ca Mở Đầu
(Và cũng là bài ca kết thúc)

Sông dài cuồn cuộc ra khơi ,
Anh hùng : sóng dập, cát vùi thiên thu...
Dở hay, thành bại nào đâu?
Bể dâu chớp mắt , nghoảnh đầu thành mơ !
Non xanh còn đó trơ trơ ,
Tà dương lần lửa sưởi hơ ánh hồng.
Lão tiều gặp lại ngư ông ,
Bên sông gió mát , trăng trong , kho trời.
Rượu vò lại rót khuyên mời ,
Cùng nhau lại kể chuyện thời xa xưa...
Kể ra biết mấy cho vừa?
Nói cười hỉ hả , say sưa quên đời...

Phàm
thế cuộc trong thiên hạ (#1), chia rồi lại hợp, hợp rồi lại chia. Tỷ
như nhà Châu mất vận, bảy nước phân tranh, sau đó nhà Tần lại gồm thâu
về một mối. Rồi khi nhà Tần bị diệt vong, để cho Hán, Sở tranh hùng, và
cuối cùng Hán đã diệt Sở để thu về một mối.
Nhà Hán kể từ vua Cao
Tổ là Lưu Bang trảm xà khởi nghĩa thống nhất được thiên hạ, giữ lấy
ngai vàng cho Đến khi vua Quang Vũ là Lưu Tú quật khởi, giết loạn thần
là Vương Mãng, phục hưng cho nhà Hậu Hán (#2), rồi truyền Đến đời vua
Hiến Đế thì bị chia làm ba nước. Cái nguyên do rối loạn sau này là do
tới hai ông vua Hoàn Đế và Linh Đế.
Vua Hoàn Đế giam cầm các bề tôi
trung trực, lại tin dùng bọn hoạn quan, làm cho thế nước bị suy vị Khi
vua Hoàn Đế băng hà, vua Linh Đế lên nối ngôi, có quan Đại Tướng Quân
Đậu Vũ và quan Thái Phó Trần Phồn cùng giúp việc trị nước. Hai vị tôi
thần nầy vốn một lòng trung nghĩa, nhưng bên cạnh lại có bè lũ hoạn
quan Tào Tiết chuyên quyền làm bậy. Đậu Vũ và Trần Phồn lập mưu tru
diệt bọn này để trừ tai họa cho nước, chẳng may cơ mưu bị bại lộ, hai
vị tôi thần nầy đều bị chúng hãm hại.
Từ đó, bọn hoạn quan càng lộng quyền, chúng liên kết với loạn thần tác yêu, tác quái.
Năm
Kiến Ninh thứ hai (niên hiệu của vua Linh Đế), tháng tư ngày rằm, nhà
vua ngự ra điện ôn Đức, vừa ngồi xuống ngự ỷ, bỗng có một trận cuồng
phong rất lớn nổi lên, rồi một con rắn xanh to tướng từ trên sà ngang
cung điện rơi xuống nằm ngang trên ngự ỷ. Vua thất kinh ngã lăn ra bất
tỉnh, các quan hầu cận phải đưa vua vào nội cung cứu cấp.
Nhưng
chỉ trong giây lát, con rắn biến đi đâu mất, trời lại nổi lên một trận
cuồng phong dữ dội, mưa tuôn như trút nước. Kế đó, mưa đá lại rơi theo
tới hơn nửa ngày, nhà cửa bị hư sập vô số.
Vào tháng hai, năm Kiến
Ninh thứ tư, kinh đô Lộc Dương lại bị động đất, rồi nước biển dâng lên
tràn ngập cả một miền duyên hải. Dân cư, làng mạc, của cải bị sóng cuốn
ra khơi mất tích.
Cũng vào đời vua Linh Đế, vào năm Quang Hòa thứ
nhất, tại một vùng thôn dã, có một con gà mái hóa gà trống, rồi đến
ngày mồng một tháng sáu, một luồng hắc khí dài hơn mười trượng bay
thẳng vào điện ôn Đức.
Cũng vào mùa thu năm đó, trước nhà Ngọc
Đường bỗng hiện lên một cầu vồng sáng chói. Sườn núi Ngữ Nguyên bị sụp
lở, đất đá đè chết người.
Chỉ trong thời gian mấy năm mà không
biết bao nhiêu sự việc ly kỳ xảy ra. Vua buồn bã hạ chiếu hỏi các quan
triều thần tới sao có những hiện tượng quái gở như vậy?
Quan Nghị Lang Thái Ung dâng sớ tâu, đại ý nói: "Rắn sa, gà mái hóa gà trống là điềm đàn bà và hoạn quan làm loạn nước... "
Lời tâu rất thống thiết, khiến nhà vua xem xong cũng phải não lòng. Vua chỉ thở dài rồi quay vào thay áo.
Bấy
giờ Tào Tiết đứng núp đằng sau vua, xem trộm được tờ biểu, thấy thế tức
giận vô cùng, liền bàn mưu với bè đảng của hắn, lập kế gieo tội cho
Thái Ung, và cách chức đuổi Thái Ung về làm thứ dân nơi điền lý.
Sau
đó bọn Trương Nhượng, Triệu Trung, Phong Tư, Tào Tiết, Hầu Lãm, Kiển
Thạc, Trình Khoáng, Hạ Huy, Quách Thắng, tất cả mười người họp nhau
xưng là "Thập Thường Thị" chuyên làm điều gian ác.
Vua Linh Đế lại
nhu nhược, tin dùng Trương Nhượng như một kẻ tôi trung, việc triều
chính đều giao cho Trương Nhượng quyết đoán, Đến nỗi kêu Trương Nhượng
bằng "á phụ".
Triều đình càng bê tha thối nát, lòng người muốn nổi loạn, giặc giã khắp nơi dấy loạn lên như ong vỡ tổ.
Bấy
giờ, tại quận Cự Lộc có ba anh em họ Trương là Trương Giác, Trương Bảo,
và Trương Lương. Trương Giác thi hỏng Tú Tài, không quản đèn sách nữa,
ngày ngày vào núi hái thuốc. Bỗng một hôm, Trương Giác gặp một ông lão
mặt đỏ như hài đồng, mắt xanh như nước biếc, tay chống gậy lê, kêu
Trương Giác vào một hang núi, rồi trao cho ba quyển "thiên thư" và dặn:

- Đây là bộ "Thái bình yêu thuật" ta ban cho con để học. Học được
sách này, con phải thay trời mà tuyên hóa, cứu dân độ thế. Còn nếu manh
tâm đổi dạ thì sẽ gặt lấy quả báo không nhỏ.
Trương Giác tiếp lấy Thiên thư, bái tạ rồi yêu cầu xin được biết tên ông lão. Ông lão nói:
- Ta chính là Nam Hoa Lão Tiên đây.
Dứt lời hóa thành luồng gió mát bay đi mất.
Trương
Giác được bộ sách ấy, ngày đêm tập luyện, chẳng bao lâu đã biết cách
kêu mưa gọi gió, và tự xưng hiệu là "Thái Bình đạo nhân".
Vào
tháng giêng năm Trung Bình thứ nhất (cũng đời vua Linh Đế), có bệnh
thời khí nổi lên, lan rộng khắp vùng. Trương Giác đem bùa phép đi trị
bệnh cho dâng gian, lấy hiệu là "Đại Hiền lương sư". Lúc đó Trương Giác
lại có dạy thêm được hơn năm trăm đồ đệ, cũng học rành phép bùa chú,
nên cả thầy trò chia nhau vân du khắp nơi.
Thấy việc chữa bệnh của
Trương Giác có hiệu quả, thiên hạ đồn ầm lên, và rủ nhau theo làm đồ đệ
của Trương Giác mỗi ngày một đông thêm.
Trương Giác đem tất cả tín
đồ trong thiên hạ chia ra làm ba mươi sáu phường, mỗi phường có hơn một
vạn người, và có cử một viên Cừ Soái để cai quản. Rồi Trương Giác lại
tự xưng mình là Tướng Quân, coi cả ba mươi sáu phường đó.
Chưa
hết, Giác còn phao ngôn để mê hoặc dân chúng rằng: "Trời xanh đã chết,
trời vàng nên lên thaỵ Đến năm Giáp Tý, thiên hạ đại cát".
Giác
lại truyền cho các tín đồ dùng đất sét trắng viết lên nơi cửa lớn hai
chữ "Giáp Tý", và dân cư khắp tám châu: Thanh, U, Từ, Ký, Kinh, Dương,
Duyện, Dự, ai muốn được hưởng phước phải viết danh vị "Đại Hiền lương
sư Trương Giác" mà thờ.
Trương Giác đã có ý làm phản, nên mật sai
đồ đệ là Mã Nguyên Nghĩa đem vàng bạc gấm vóc vào triều lo lót với tên
hoạn quan Phong Tư, để nhờ tên này làm nội ứng.
Trương Giác lại bàn với hai người em rằng:
- Cái khó đạt nhất là lòng dân. Nay dân đã thuận theo mình rồi, nếu không thừa cơ đoạt thiên hạ thì đáng tiếc lắm.
Rồi
Trương Giác vội vã sắm cờ vàng, khăn vàng để hẹn ngày khởi sự. Giác sai
một tên đệ tử là ựường Châu mang mật thư đưa cho Phong Tư, nhưng chẳng
may Đường Châu không thích hành động của Giác cho nên chạy thẳng vào
tòa Thượng Thư cáo biến.
Thế là việc làm của Trương Giác bị bại
lộ. Vua hay tin phản loạn liền triệu Đại Tướng Quân Hà Tiến vào triều,
truyền bắt Mã Nguyên Nghĩa đem chém, và hạ ngục cả gia quyến Phong Tư
hơn ngàn người.
Trương Giác thấy vậy liền gấp rút khởi binh, tự
xưng là Thiên Công Tướng Quân, phong cho Trương Bảo làm Địa Công Tướng
Quân, Trương Lương làm Nhân Công Tướng Quân.
Giác lại rêu rao với
bá tánh rằng: "Nay vận Hán đã hết, có đại thánh nhân xuất thế, ai nấy
thuận trời theo chính, để hưởng thái bình an lộc."
Thế là khắp bốn
phương có hơn bốn, năm mươi vạn người đội khăn Vàng hưởng ứng theo
Trương Giác làm phản. Thế giặc rất mạnh, quan quân nghe gió đã chạy
dài.
Hà Tiến liền tâu với vua cấp tốc sai sứ đến các Châu, Quận
truyền lệnh phòng ngự, ngăn địch lập công. Đồng thời sai Trung Lang
Tướng Lư Thực, Hoàng Phủ Tung, và Châu Tuấn dẫn ba đội tinh binh chia
ra làm ba đường dẹp giặc.
Bấy giờ, giặc Khăn Vàng một đạo do
Trương Giác cầm đầu, kéo thẳng đến U Châu xâm lấn. Quan Thái Thú châu
này là Lưu Yên vốn dòng tôn thất ở đất Cảnh Lăng, vùng Giang Hạ, là con
cháu Lỗ Cung Vương nhà Hán.
Lưu Yên thấy tình thế khẩn trương vội triệu quan Hiệu úy Châu Tĩnh vào bàn kế.
Châu Tĩnh nói:
-
Quân giặc đông như nước lũ, quân ta ít không thể nào ngăn nổi. Minh
công nên gấp rút chiêu mộ nghĩa binh mới giữ nổi Châu này.
Lưu Yên nghe lời liền treo bảng khắp nơi chiêu mộ nghĩa binh.
Ngày
kia, bản văn đưa đến Trác Huyện, dân chúng ra xem đông nghịt. Trong số
dân chúng ấy có một vị anh hùng tánh tình khoan hòa, ít nói, mừng giận
không lộ ra sắc mặt, nhưng lại có chí lớn, thường kết giao với các anh
hùng, hào kiệt trong thiên hạ. Người này mình cao tám thước, hai tai
lớn như chày, môi đỏ như thoa son, họ Lưu tên Bị, tự là Huyền Đức, vốn
cháu chắt Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng, tức dòng dõi vua Hiếu Cảnh
Hoàng Đế nhà Hán.
Nguyên trước kia, thời Hán Vũ Đế, con trai Lưu
Thắng là Lưu Trinh được phong tước Trác Lộc Đình Hầu. Về sau, nhân một
buổi tế tông miếu, Lưu Trinh vào dâng vàng hành lễ, chẳng may vàng sắc
xấu, bị mất tước Hầu (#3), và từ đấy con cháu mới có một chi dời về
Trác Quận lập nghiệp.
Lưu Huyền Đức tức là cháu Lưu Hùng, con Lưu Hoằng. Lưu Hoằng có thi đậu Hiếu Liêm, rồi làm chức Lại, nhưng mất sớm.
Huyền
Đức mồ côi cha, thờ mẹ rất có hiếu. Tánh ham đọc sách, nhưng nhà nghèo,
Huyền Đức phải làm nghề đóng dép, dệt chiếu để sinh sống. Nhà ông ở tới
thôn Lâu Tang, phía Đông Nam có một cây dâu rất lớn, cao hơn năm
trượng, đứng xa trông như một chiếc lọng vậy.
Đã có nhiều người đi qua trông thấy câu dâu kỳ dị ấy, từng nói:
- Nhà này ắt sanh quý tử.
Lúc còn nhỏ, Huyền Đức thường chơi đùa với trẻ con trong làng, và thường đứng dưới gốc cây dâu mà nói:
- Tao làm Thiên tử, nên ngự cỗ xe có lọng nầy!
Người chú là Lưu Nguyên Khởi nghe nói thường mắng:
- Cháu chỉ nói bậy.
Tuy vậy, Nguyên Khởi cũng nói rằng:
- Thằng bé này phải là một người phi thường mai sau.
Nhân
thấy nhà Huyền Đức nghèo, Lưu Nguyên Khởi tìm cách giúp đỡ để Huyền Đức
ăn học. Năm Huyền Đức mười lăm tuổi, được mẹ cho đi du học, thụ giáo
Trịnh Huyền và Lư Thực, lại kết bạn với Công Tôn Toản.
Đến nay,
Huyền Đức đã được hai mươi tám tuổi, và ngày hôm ấy, khi đọc bản chiêu
quân của Lưu Yên, Huyền Đức cảm khái thở dài một tiếng.
Bỗng nghe đằng sau có tiếng người nói lớn:
- Đại trượng phu phải vì quốc gia mà ra sức, chứ than thở có ích gì?
Huyền
Đức quay đầu lại, thấy người vừa nói mình cao tám thước, mặt dữ như
cọp, mắt ốc tròn xoe, hàm én râu hùm, tiếng nói rền như sấm. Biết không
phải là người thường, Huyền Đức liền hỏi thăm tên họ.
Người ấy đáp:
-
Tôi họ Trương tên Phi, tự là Dực Đức, ông cha mấy đời ở nơi Trác Quận
nầy làm nghề bán rượu, mổ thịt, vì vậy tôi cũng có chú ít ruộng vườn,
thích kết giao những anh hùng hào kiệt trong thiên hạ, nay thấy ông xem
bảng chiêu quân mà than thở nên hỏi thử một lời.
Huyền Đức nói:
-
Tôi vốn là người trong thân tộc nhà Hán, họ Lưu tên Bị, đáng lẽ trong
lúc giặc "Khăn Vàng" dấy loạn cũng phải góp một phần cứu nước an dân,
nhưng vì sức chưa làm được nên đau lòng than thở.
Trương Phi nói:
-
Nhà tôi cũng có chút ít của cải, tôi muốn bỏ ra để tuyển mộ một đoàn
hương dũng, rồi cùng ông cử đại sự, ông thấy có nên chăng?
Huyền
Đức rất mừng, nắm tay Trương Phi dắt vào trong quán rượu đàm đạo. Trong
lúc hai người đang đối ẩm bàn thế sự thì bỗng thấy một đại hảo hán đẩy
một chiếc xe để ngoài cửa rồi bước vào thét tửu bảo, nói:
- Đem rượu thịt ra đây! Hôm nay ta uống say sưa cho một bữa để ngày mai đầu quân giết giặc.
Huyền
Đức liếc nhìn ra cửa thấy người này mình cao lớn chín thước, mặt đỏ như
thoa son, mắt phượng mày ngài, tướng mạo đường đường, oai phong lẫm
liệt.
Biết người ấy cũng là một cái thế kỳ nhân, nên Huyền Đức vội đứng dậy tiếp mời vào ngồi chung bàn và hỏi thăm danh tánh.
Người ấy đáp:
-
Tôi họ Quan tên Vũ, tự là Thọ Trường, sau đổi là Vân Trường, người đất
Giải Lương, tỉnh Hà Đông. Nhân vì vùng tôi ở có một tên thổ hào ỷ thế
hiếp đáp dân lành, tôi nổi giận giết chết nó rồi bỏ đi lánh nạn. Tôi
phiêu bạt trong giang hồ đã hơn năm năm, nay nghe có giặc "Khăn Vàng"
nổi lên khấy nhiễu, nên muốn đầu quân trừ giặc, cứu an bá tánh.
Huyền
Đức cũng đem chí nguyện của mình tỏ bày. Vân Trường mừng rỡ uống ba
chung rượu rồi theo Huyền Đức và Trương Phi dắt nhau về trang trại để
bàn bạc.
Trương Phi nói:
- Muốn làm nên việc lớn, cốt nhất
phải hiệp sức đồng tâm mới được. Sau nhà tôi có một vườn đào đang tiết
hoa nở rất nhiều, ngày mai chúng ta đến đó tế cáo trời đất, kết làm anh
em.
Huyền Đức và Vân Trường đồng thanh khen phải.
Ngày hôm
sau, Trương Phi sai gia nhân mổ trâu đen, ngựa trắng bày đủ lễ trong
vườn đào. Ba người đứng trước hương án, vái mỗi người hai cái rồi cùng
thề rằng:
"Ba chúng tôi là Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, tuy khác
họ nhưng kết làm anh em, quyết đồng tâm hiệp lực, cứu khổn phò nguy,
trên báo đáp quốc gia, dưới giúp yên bá tánh. Chúng tôi không mong được
sanh cùng năm cùng tháng cùng ngày, chỉ nguyện được chết cùng ngày cùng
tháng cùng năm. Hoàng thiên, hậu thổ chứng giám lời này. Ai bội nghĩa
bị trời tru đất diệt."
Thề xong, ba người đem so tuổi nhau thì Huyền Đức được làm anh cả, Vân Trường làm thứ, Trương Phi làm em út.
Trương
Phi lại sai gia nhân bắt trâu dê trong chuồng đem mổ làm tiệc tới vườn
đào, tập trung tất cả dũng sĩ trong vùng đến ăn uống. Dũng sĩ tề tựu có
tới hơn ba trăm người, vui say một bữa thật no nê.
Hôm sau, mọi người chia nhau đi thu thập khí giới, mọi việc tạm yên, chỉ hiềm một nỗi còn thiếu ngựa để cỡi.
Trong lúc đang lo tính, bỗng có một người chạy vào báo:
- Có hai người khách thương, cùng đoàn tùy tùng dẫn bầy ngựa khá đông, đang đi về hướng trang trại này.
Huyền Đức nói:
- Đây là trời giúp ta!
Ba anh em vội ra khỏi trại đón tiếp hai người khách thương mời vào trang trại.
Hai
người này chính là hai thương gia lớn ở đất Trung Sơn, một người là
Trương Thế Bình, một người là Tô Song, hàng năm thường lên mạn Bắc mua
giống ngựa khỏe đem về Tràng An bán. Nay vì miền này có giặc nên không
thể đem ngựa đi qua được.
Sau khi đã mời được hai vị khách thương
vào trại, Huyền Đức hối dọn tiệc đãi đằng, rồi đem ý muốn cứu dân độ
thế của mình ra bày tỏ. Hai người khách thương vui lòng hiến cho năm
mươi con ngựa khỏe, lại tặng thêm năm trăm lượng vàng bạc, một ngàn cân
thép tốt để rèn binh khí và giáp trụ.
Khách cáo từ, Huyền Đức tạ
Ơn tiễn chân vài dặm rồi trở về cậy thợ giỏi chế một đôi song cổ kiếm.
Vân Trường cũng đánh một cây đại đao "Thanh long yểm nguyệt", gọi là
"Lãnh diễm cứ" nặng tám mươi hai cân. Trương Phi rèn một cây trượng
"Bát điểm cương mâu".
Ai nấy đều trang bị cương giáp, rồi kéo năm trăm quân hương dũng đến ra mắt quan Thái Thú Lưu Yên.
Lưu
Yên hỏi đến danh tánh, ba anh em đều xưng rõ tên họ, riêng Huyền Đức
còn nói cho Lưu Yên biết mình là tông phái Hoàng Gia. Lưu Yên mừng rỡ
nhận Huyền Đức làm cháu (So theo vai vế thì Lưu Yên thuộc vai chú bác).

Vào thành chưa được vài hôm thì đã có tin quân thám thính về báo:
- Tướng giặc Khăn Vàng là Trình Viễn Chí thống lãnh năm vớn quân kéo đến quấy nhiễu Trác Quận.
Lưu
Yên liền sai Châu Tĩnh dẫn ba anh em Huyền Đức cùng năm trăm quân hương
dũng đi trước phá giặc. Anh em Huyền Đức không hề ngần ngại, lãnh quân
tiền đạo trực chỉ đến chân núi Đại Hưng, và trông thấy quân giặc cũng
vừa kéo đến đó.
Huyền Đức thúc ngựa ra trước trận, bên tả có Vân Trường, bên hữu có Trương Phi yểm hộ.
Huyền Đức giơ roi thét mắng quân giặc:
- Phản loạn, đừng hòng múa rối, hãy xuống ngựa đầu hàng cho sớm.
Trình
Viễn Chí nổi giận sai Phó Tướng Đặng Mậu ra đánh. Đặng Mậu vừa nhảy ra
đã bị Trương Phi xông đến đâm một xà mâu trúng ngay giữa ngực, ngã lăn
xuống ngựa.
Thấy Phó Tướng mình chưa ra tay đã bị hại rồi, Trình
Viễn Chí liền múa đao đến đánh Trương Phi, nhưng Vân Trường đã vung
Thanh Long Đao cản lại. Uy lực của Vân Trường rất mạnh, Trình Viễn Chí
kinh hãi run sợ, trở tay không kịp bị Vân Trường chém một đao đứt làm
hai đoạn.
Người sau có thơ khen Vân Trường và Trương Phi như sau:
Anh hùng xuất trận buổi đầu tay,
Một thử xà mâu, một thử đao.
Khí tiết rạng ngời oai lực khét,
Chia ba thiên hạ rạng anh hào.
Quân giặc bị mất chủ tướng hoảng hốt chạy dài. Huyền Đức xua quân đuổi đánh, chúng đầu hàng vô số.
Đoàn quân đắc thắng kéo về thành được Lưu Yên thân hành ra tận bên ngoài tiếp đón và ủy lạo quân sĩ.
Sáng
hôm sau, lại có tin giặc "Khăn Vàng" Đến vây phá Thanh Châu, và quan
Thái Thú Thanh châu là Cung Cảnh cho người sang cầu cứu. Lưu Yên liền
cho mời Huyền Đức đến thương lượng.
Huyền Đức nói:
- Giặc cậy thế đông chia quân khuấy rối, nay U châu đã tạm yên, Bị này xin tình nguyện đem quân để cứu Thanh Châu.
Lưu Yên liền sai Châu Tĩnh đem năm ngàn quân cùng ba anh em Huyền Đức kéo đi.
Giặc
thấy cứu binh tới liền chia làm ba đạo, bao vây rất ngặt. Huyền Đức
thấy mình ít quân quá, không thể nào cự nổi liền cho lệnh rút quân
ngoài ba mươi dặm hạ trại. Đoạn nói với Quan, Trương:
- Muốn phá giặc phải thi hành kỳ binh mới được.
Rồi
chia cho Vân Trường một ngàn quân dọn ra phục bên tả nơi chân núi,
Trương Phi cũng lãnh một ngàn quân phục bên hữu nơi chân núi.
Sáng
hôm sau, Huyền Đức cùng Châu Tĩnh dẫn quân gióng trống tiến đến trới
địch. Quân giặc ra nghênh chiến, Huyền Đức giả thua kéo quân chạy về.
Tưởng
mình đắc thế, quân giặc ồ ạt đuổi theo. Khi đuổi đến chân núi, bỗng
nghe mấy tiếng chiêng báo hiệu, hai toán quân phục của Vân Trường và
Trương Phi đồng kéo ra một lượt đánh bộc hậu. Đạo quân của Huyền Đức
quay lại tác chiến. Ba mặt đánh dồn, quân giặc đại bại, chết không biết
bao nhiêu mà kể. Chúng bỏ kết cờ xí, mạnh ai nấy chạy. Huyền Đức xua
quân truy kích, đuổi đến thành Thanh Châu thì quan Thái Thú Cung Cảnh
hay được tin thắng trận vội mở cửa thành thúc quân tràn ra tiếp ứng.
Nhờ đó mà Thanh Châu được giải vây, quân giặc tản mác hết. Người sau có thơ khen Huyền Đức:
Mưu hay tỏ rõ sức thần công,
Hai cọp suy ra kém một rồng.
Gặp lúc cô cùng, người mới rõ,
Tam phân thiên hạ, xứng anh hùng
Cung
Cảnh đón tiếp ba anh em Huyền Đức và Châu Tĩnh vào thành bày tiệc khao
thưởng ba quân. Tiệc xong, Châu Tĩnh muốn trở về U Châu, Huyền Đức nói:

- Gần đây, nghe quan Trung Lang Tướng Lư Thực đánh nhau với Trương
Giác, chúa giặc Khăn Vàng tới Quảng Tôn. Bị tôi xưa đã từng theo học Lư
tiên sinh, nay muốn đến đó giúp ân sư một phen.
Châu Tĩnh bằng
lòng, dẫn quân trở về một mình. Ba anh em Huyền Đức đem năm trăm quân
bản bộ thẳng đến Quảng Tôn, vào dinh ra mắt Lư Thực, và nói rõ ý kiến
mình tình nguyện phá giặc. Lư Thực mừng lắm, lưu ba anh em Huyền Đức
dưới trướng để đợi lệnh.
Bấy giờ, Trương Giác có hơn mười lăm vạn
quân, chia ra quấy nhiễu nhiều chỗ. Phần Trương Giác thì giữ năm vạn,
đang cầm cự tới Quảng Tôn, chưa phân thắng bại.
Lư Thực bảo Huyền Đức:
-
Nay Trương Giác bị ta vây ở đây chưa thể làm gì được, nhưng hai người
em của nó là Trương Lương, Trương Bảo đang quấy rối ở Dĩnh Xuyên, đối
trận với Hoàng Phủ Tung và Châu Tuấn. Nếu quân giặc ở Dĩnh Xuyên mà
thắng thế được thì nơi đây ắt bị nguy hiểm. Vậy ngươi hãy dẫn binh mã
bản bộ, và thêm một ngàn quân ta cấp, đến Dĩnh Xuyên dò thám tình hình,
sau sẽ hẹn ngày cùng đánh.
Huyền Đức lĩnh mệnh, kéo quân đi suốt ngày đêm mới đến Dĩnh Xuyên.
Bấy
giờ Hoàng Phủ Tung và Châu Tuấn đang đánh nhau với quân giặc. Giặc núng
thế phải rút lui vào Trường Xã, dựa thế một rừng lau rậm rạp để lập
doanh trại.
Hoàng phủ Tung bàn với Châu Tuấn:
- Giặc tuy đông, nhưng khờ khạo. Chúng lập doanh trại trong rừng lau, vậy ta nên dùng hỏa công mà đốt.
Liền
đó Hoàng Phủ Tung ra lệnh cho quân sĩ mỗi người đem theo một bó cỏ khô
kéo đi mai phục. Đêm ấy gặp gió lớn, quân Hán nhất tề phóng hỏa đốt
trại. Giữa lúc đó Hoàng phủ Tung và Châu Tuấn dẫn hai ngàn kỵ binh xông
vào chém giết. Trại giặc lửa cháy ngợp trời, quân giặc hoảng hốt không
kịp mặt giáp lên yên, bỏ chạy tứ tán.
Quân Hán chém giết cho đến lúc trời mờ sáng thì mới thấy Trương Lương, Trương Bảo thu thập tàn quân cướp đường chạy thoát chết.
Quân
giặc chạy chưa đầy ba mươi dặm thì lại gặp một tướng mắt nhỏ, râu dài,
mình cao bảy thước, đang cầm đầu một đạo quân cắm toàn cờ đỏ, đổ ra
chận đánh. Bị trận phục kích thứ hai này, quân giặc bạt vía kinh hồn,
lớp thì chết, lớp ôm đầu chạy trốn không còn một manh giáp.
Vị tướng nhỏ vừa xuất hiện chính là quan Kỵ Đô úy, người Tiêu Quận, nước Bái, họ Tào tên Tháo, tự là Mạnh Đức.
Trước
kia, cha Tào Tháo vốn họ Hạ Hầu tên là Hạ Hầu Tung, nhưng sau làm con
nuôi quan Trung Thường Thị Tào Đằng nên Hạ Hầu Tung mới đổi ra là Tào
Tung. Tào Tung sanh ra Tào Tháo có đặt cho Tháo tiểu tự là A Man, lại
có thêm một tên nữa là Cát Lợi.
Lúc thiếu thời, Tào Tháo thích
chơi bời, săn bắn, hát xướng, nhưng bản lãnh lại rất mưu mô xảo quyệt.
Người chú của Tào Tháo thấy cháu mình du đãng, ham chơi bỏ học nên có
nhiều lần phiền trách nói cho Tào Tung biết.
Mỗi lần như vậy, Tào Tung kêu con vào quở mắng, Tào Tháo đem lòng giận chú, mới nghĩ ra một kế.
Một
hôm, thấy chú đến chơi, Tào Tháo giã vờ ngã lăn xuống đất, ngất lịm như
trúng gió. Người chú thấy vậy thất kinh vội chạy đi tìm Tào Tung báo
lại. Lúc Tào Tung chạy ra xem, thì thấy Tháo vẫn đứng chơi không có
việc chi cả. Tào Tung ngạc nhiên hỏi:
- Kìa, sao chú con bảo là con trúng gió?
Tào Tháo thản nhiên thưa:
- Từ trước đến nay con có bệnh tật gì đâu? Có lẽ con đã làm điều gì mất lòng chú, nên chú giận rủa con như vậy.
Tào Tung nghe lời con, nên về sau Tào Tháo có lỗi gì người chú phiền trách, Tào Tung đều bỏ qua, không trách mắng Tháo nữa.
Tháo được thế càng chơi bời phóng đãng hơn. Thời ấy, có người tên là Kiêu Huyền bảo Tháo rằng:
-
Thiên hạ loạn to đến nơi rồi, nếu không phải là người có tài tái thế,
không ai xoay loạn ra an được. Người tài ấy có lẽ là ông đấy.
Lại có một người nữa ở Nam Dương, tên Hà Ngung, có dịp gặp Tào Tháo về nhà, tỏ ý nói:
- Nhà Hán sắp mất, Tào Tháo sẽ là người an định thiên hạ vậy.
Tào
Tháo thấy có nhiều người nói đến mình, nhưng chưa vừa ý. Tháo lại nghe
ở vùng miền Nam có Hứa Thiệu nổi danh là xem tướng biết người, liền tìm
đến yết kiến và hỏi:
- Ông thấy tôi là người như thế nào?
Hứa Thiệu nhìn Tháo một lúc rồi lặng thinh không đáp. Tào Tháo gặn hỏi đôi ba lần, Hứa Thiệu mới nói:
- Đời trị, ông là bầy tôi giỏi. Thời loạn, ông là kẻ gian hùng.
Nghe
nói thế, Tào Tháo mừng vô cùng. Năm hai mươi tuổi, Tào Tháo đã đỗ Hiếu
Liêm, làm quan Lang rồi được thăng Đô úy Lộc Dương. Lúc vừa Đến nhậm
chức, Tháo đã sai treo mười cây roi ngũ sắc ở bốn cửa thành. Ai phạm
đến luật cấm tức thì sai quân nọc cổ ra đánh liền, bất kể kẻ có thế
lực, hay quyền quí.
Có một lần người chú ruột của quan Trung
Thường Thị Kiển Thạc cầm dao đi đêm, Tháo đi tuần bắt gặp, lập tức
truyền lệnh bắt đem đến trước nha môn mà đánh, chẳng kiêng nể gì hết.
Bởi vậy, trong ngoài đều sợ Tháo, không ai dám phạm luật nữa.
Uy
danh của Tháo nhờ đó lừng lẫy, nên được thăng làm Quan Lệnh ở Đốn Khâu.
Nay giặc Khăn Vàng nổi lên, Tháo lại được thăng chức Trị Đô úy, dẫn năm
ngàn quân mã kéo đến Dĩnh Xuyên trợ chiến.
Vừa đến nơi, gặp lúc
Trương Lương, Trương Bảo bị trận hỏa công, thua chạy xiểng liểng, Tháo
nhân cơ hội chặn đường giết giặc, chém hơn một vạớn đầu giặc, đoạt được
người ngựa, khí giới vô số. Trương Lương và Trương Bảo gặp thế cùng, mở
đường máu chạy thoát. Tháo liền kéo quân vào thành ra mắt Hoàng Phủ
Tung và Châu Tuấn, rồi lại dẫn binh truy kích Trương Lương và Trương
Bảo.
Bấy giờ, Huyền Đức cùng Quan, Trương cũng vừa tới Dĩnh Xuyên,
nghe xa xa có tiếng hò reo đánh giặc, lại thấy lửa cháy rực trời vội
dẫn binh tới thì giặc đã tan rồi. Huyền Đức vào yết kiến Hoàng Phủ
Tung, Châu Tuấn, và nói rõ ý kiến của Lư Thực.
Hoàng Phủ Tung nói:
-
Hai thằng giặc Trương Lương, Trương Bảo bị một trận hỏa công, thế cùng
lực tận, chắc là chúng chạy sang Quảng Tôn hợp lực với Trương Giác. Các
ngươi hãy tức tốc trở về đó mà giúp Lư tướng quân dẹp giặc.
Huyền
Đức lĩnh mệnh, lại dẫn quân trở về. Khi đến nửa đường, bỗng thấy một
toán quân mã áp giải một chiếc tù xa, người ngồi bên trong lại là Lư
Thực.
Thất kinh, Huyền Đức vội tụt khỏi yên ngựa, chạy đến hỏi duyên cớ.
Lư Thực nói:
-
Tôi vây Trương Giác sắp phá được binh giặc, thì bỗng triều đình có sai
một viên Huỳnh Môn quan là Tả Phong ra mặt trận thám thính tình hình.
Tả Phong đòi ăn hối lộ, tôi nói với hắn: "Đến như quân lương hiện còn
chưa đủ, lấy đâu ra tiền dư mà đãi sứ nhà vuả". Tả Phong tức giận về
triều vu tấu rằng tôi không chịu tiến quân, cứ đắp lũy đào hào cố thủ,
khiến lòng quân trễ nãi. Triều đình nổi giận, sai quan Trung Lang Tướng
Đổng Trác đến thay tôi cầm quân, và bắt tôi giải về kinh trị tội.
Trương
Phi nghe dứt lời, máu giận sục sôi, toan rút gươm chém mấy tên quân hộ
tống tù xa để cứu Lư Thực, nhưng Huyền Đức đã kịp ngăn lại và nói:
- Việc của Lư tướng quân ngay gian sẽ có công luận xét đoán, chúng ta không nên bạo sát người của triều đình mà mang tội.
Trương Phi trợn mắt, nhìn chiếc tù xa cho đến khi mất hút. Vân Trường nói:
- Lư Trung Lang bị bắt, người khác cầm quân, chúng ta trông cậy vào ai mà trở lại Quảng Tôn? Chi bằng trở về Trác Quận là hơn.
Huyền
Đức nghe lời, cùng với hai em dẫn quân về phía Bắc. Đi chưa được hai
ngày, bỗng nghe sau núi có tiếng quân reo tở mở, ba anh em Huyền Đức
liền trèo lên một đỉnh núi cao, xem thấy quân Hán bị thua cuốn cờ chạy
trốn, còn đằng sau giặc Khăn Vàng đông đặc, đang đuổi theo rất hăng.
Trên cây đại kỳ của giặc có đề bốn chữ: "Thiên Công Tướng Quân".
Huyền Đức đưa tay chỉ bọn giặc, nói với Quan, Trương:
- Chính thằng này là Trương Giác, kẻ cầm đầu giặc Khăn Vàng gây rối. Chúng ta tham chiến ngay.
Ba
anh em Huyền Đức đồng phi ngựa dẫn quân lướt tới. Bấy giờ Trương Giác
đã đánh bại Đổng Trác, nên kéo binh truy kích rất ngặt. Đang lúc hăng
thế, bỗng gặp toán quân của ba anh em Huyền Đức chặn lại, chúng rối
loạn người ngựa đạp nhào lên nhau, mất cả hàng ngũ, bị quân Huyền Đức
chém giết một trận, làm cho chúng quay đầu bỏ chạy hơn năm mươi dặm.
Ba
người cứu được Đổng Trác về trại. Sau khi hỏi thăm, biết được ba anh em
Huyền Đức chưa có chức vụ gì, hiện còn là chân trắng, Đổng Trác làm mặt
khinh khỉnh, không thèm thi lễ và tiếp đãi.
Huyền Đức bước ra ngoài, không nói gì, nhưng Trương Phi thì hầm hầm nét mặt, tỏ ý bất mãn:
- Hừ! Chúng ta lăn mình vào địch quân để cứu hắn, mà hắn lại dám vô lễ như thế! Phải giết hắn đi mới đã giận.
Mắng rồi, Trương Phi cầm xà mâu quay vào trướng định giết Đổng Trác.
Đó chính là:
Nhân tình thế thái đáng buồn than,
Ai biết anh hùng lúc trắng chân!
Nếu được muôn người như Dực Đức,
Trên đời đã hết giống vong ân

Chú thích:
(1-)
Thiên hạ tức là Đế quốc Trung Hoa cổ gồm chín châu: Thanh, U, Từ, Ký,
Kinh, Dương, Duyện, Dự, và ích. Dưới mỗi Châu có Quận và Huyện
(2-)
Vua Hán Cao Tổ đóng đô ở Tràng An (phía Tây) cho nên gọi là nhà Tây
Hán. Nhà Tây Hán truyền đến đời vua Bình Đế thì bị Vương Mãng giết và
cướp ngôi. Lưu Tú giết được Vương Mãng, khôi phục lại cơ đồ nhà Hán,
nhưng lại dời đô về Lộc Dương (phía Đông) cho nên từ vua Quang Vũ về
sau gọi là nhà Đông Hán.
(3-) Đời vua Hán Vũ Đế mỗi khi có cuộc tế
Tông Miếu, các vị có tước Hầu trong họ Lưu đều phải vào dâng vàng làm
lễ. Nếu vàng của ai có sắc xấu, không được sáng đẹp thì người đó bị mất
tước Hầu.

Chữ ký của ếch băng


 

Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Skin Teen tháng 4 rip by Ghienter
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) Bg02
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) Foot_01
Tam quốc diễn nghĩa (hồi 1) (Cái này lên lớp 11 học đấy, coi trước đi) Foot_02
Inactive Reminders By Mished.co.uk and FTP-Anime.com
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất