Từ xưa đến nay, hoạt hình Mĩ (cartoon) và hoạt
hình Nhật (anime) đã
gần như là hai lãnh địa hoàn toàn riêng biệt. Với
phong cách tạo
hình, nét vẽ, tư tưởng khác nhau, chúng cũng sở hữu những
lượng fan
hâm mộ khác nhau, và khó có thể nói cartoon hay anime đẹp
hơn,
chuyên nghiệp hơn, hút khách hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận
được
rằng, trong thế giới fan của anime vẫn còn tồn tại những "kiêu hãnh
và định kiến" không được khách quan cho lắm. Họ rỉ tai nhau những lời
đồn
đãi, và dễ dàng tin đó là sự thực. Nhưng cuối cùng thì điều đó chỉ
gây
hại cho anime, và nó làm những người ngoại đạo càng có ác cảm với
anime
hơn, bởi những điều xấu xa thường kèm theo với các fans quá khích.
Mời
bạn theo dõi những nhận định dưới đây của
S. Frazier (hiện
ông đang làm việc cho ngành anime tại Nhật) và thử kiểm nghiệm
xem mình
đã từng bao giờ xuất hiện "định kiến" nào tương tự như vậy
chưa nhé.
1. Hoạt hình Mĩ tệ hơn/chất lượng kém hơn
hoạt hình Nhật Thật dễ dàng để nói một thứ gì đó “dở”
hơn là nói bạn “không
thích”, nhưng giữa hai điều đó có sự khác nhau
rất lớn. Nếu nhìn nhận
một cách khách quan, ngoài thị trường vẫn có
rất nhiều anime kém chất
lượng. Có thể bạn cảm thấy anime chất
lượng hơn vì có nhiều chi tiết hơn
trong cách vẽ nhân vật hoặc “chất
lượng hội họa” cao hơn. Nhưng nên
nhớ, không thể nào đánh giá được
“chất lượng hội họa” bởi vì phong cách
thuộc về sự lựa chọn của mỗi
người hơn là một tiêu chuẩn bất biến.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem hình ảnh lớn.
|
Kim Possible nguyên
mẫu cartoon
Kim Possible phong
cách anime
Tôi đã nghe người ta nói rằng
GHOST IN THE SHELL và
AKIRA có “chất lượng hội họa cao hơn” so với
KIKI’S
DELIVERY SERVICE và
IRON GIANT.
Điều
này không đúng chút nào. Tất cả các phim trên đều là những
tranh họa có
chất lượng cao, dù chúng có
khác nhau thế nào đi
nữa. Nhiều
người ảo tưởng rằng nhiều chi tiết hơn có nghĩa là chất
lượng cao hơn.
Nhiều họa tiết có thể được dùng để che đi nội dung
yếu ớt và background
nghèo nàn (tiếc thay, một vấn đề thông dụng
trong truyện tranh Mỹ),
nhưng thật ra, vẽ một nhân vật đơn giản mà
có sức thu hút còn khó hơn là
tạo nên một nhân vật nhiều chi tiết có
sức thu hút.
2. Lời
thoại gốc trong anime hay hơn
thoại đã được chuyển ngữ Tôi
hiểu tại sao bạn lại
cảm thấy thế, đặc biệt nếu bạn không hiểu tiếng
Nhật và ở gần những
người cũng yêu mến anime. Trước khi tới Nhật, tôi
tin là các anime
đều có kịch bản tuyệt vời, và tôi chỉ đơn giản là quá
non kém để
hiểu những lời thoại siêu cấp. Không chỉ mình tôi cảm thấy
thế. Tôi
nhớ có người bạn từng phát biểu là
FIST OF
THE NORTH STAR (HOKUTO NO
KEN) chắc chắn phải hay ho tuyệt vời
như là thơ của đại văn hào
Shakespeare. Chúng tôi không có xem anime
lồng tiếng hay phụ đề, nên
chỉ chế ra lời thoại trong đầu.
Hokuto No Ken Một buổi
chiều năm 1998, tôi đang nấu
ăn và sau là chiếc TV đang mở. Một
chương trình anime show bắt đầu, nó
có lời thoại ngu ngốc và diễn
xuất tệ hại nhất mà tôi từng nghe! Sau một
hồi chịu không nổi tôi
phải quay lại xem đó là cái gì, và khi đứng
trước TV, tôi khám phá
ra đó là bộ
DIRTY
PAIR!
Tôi mê bộ đó lắm trước khi đến Nhật Bản.
3. Nếu cùng lồng
tiếng cho anime, diễn viên lồng tiếng Nhật
(seiyuu) có tài hơn diễn viên
lồng tiếng Mĩ Các
seiyuu làm việc trong những điều kiện
khác với diễn viên lồng tiếng
của Mĩ - những điều kiện mà cá nhân tôi
tin rằng đã nâng cao chất
lượng diễn xuất của họ. Họ diễn xuất và làm
việc - đồng thời hoặc
độc lập với nhau, khi một bộ phim hoạt hình đã
hoàn chỉnh.
Trong khi đó diễn viên lồng tiếng của Mĩ
hoặc là phải thâu âm trước khi
phim hoạt hình hoàn tất, hay là trong
trường hợp của anime dịch, họ làm
việc với một bộ phim đã được căn
chỉnh lại thời gian để tương ứng với
nhịp điệu của một ngôn ngữ
khác. Không có cái gọi là bản dịch hoàn hảo
từ tiếng Nhật sang Anh
(hoặc ngược lại), vì thế cách làm tốt nhất là lấy
ý nghĩa gốc và cố
gắng tìm từ đồng nghĩa cho nó. Việc làm này đôi khi
gây ra sự bực
tức cho những anime fans không rành tiếng Nhật.
4.
Làm phim hoạt hình rẻ hơn phim người thật đóng Tôi ước
gì
điều này là thật! Vậy nghĩa là tôi sẽ không bao giờ cần phải
kiếm việc
làm. Mỗi phút sản xuất phim hoạt hình phải tốn tiền nhiều
hơn một phút
của live action – có khi còn đắt hơn gấp nhiều lần. Khi
một đài truyền
hình Nhật Bản thiếu tiền, những chương trình đầu
tiên mà họ cắt là phim
hoạt hình (đặc biệt là những chương trình làm
cho fans, chỉ chiếm 3%
tổng số người xem).
Họ thay
thế chỗ trống bằng các shows
có các cô gái đẹp ở những khu nghỉ mát
xinh đẹp, và các mỹ nhân chỉ
ngồi chơi, nếm thức ăn, và thốt, “Ngon
quá!”. Shows như thế chỉ cần
một người thâu hình, một nhà sản xuất, một
cô bé xinh xắn, và số
tiền tương ứng để đi đến nơi. Có khi bọn họ không
cần phải nghỉ
trong khách sạn mắc tiền nữa! Chỉ quay phim thôi. (Nhiều
khi, các
nhà hàng và khách sạn sẵn sàng cho ở miễn phí bởi vì các chương
trình này là cách quảng cáo tốt)
Các hãng studio của Hollywood
thường đổ tiền vào phim truyện, gây cho ta cảm giác là làm phim tốn kém
lắm! Nhưng thực ra, để xem tiền nên xài thế nào, thì hãy đi xem các bộ
phim
của studio nhỏ ở tiệm mướn băng, rạp hát, và hội chợ phim.
5.
Người ta làm shows hoạt hình bởi vì phim người đóng tốn nhiều
tiền
quá Điều này làm tôi nhớ tới ý kiến cho rằng hoạt hình
là bước cuối cùng cho những người làm phim, và rằng trong mỗi phim hoạt
hình là một bộ live-action. Đây cũng như nói trong mỗi bức vẽ là một
tấm
hình chụp mong được thoát ra ngoài.
Có một ý kiến tương tự đối với manga –
rằng người ta tạo manga bởi vì
họ không có tiền làm animation. Tôi
biết có một vài manga dở được làm
theo hướng đó, nhưng một cuốn
manga tốt biết cách lợi dụng những cơ hội
tốt nhất của phương tiện
truyền thông này, và cũng tương tự như thế cho
hoạt hình.
6.
Ở nước Mĩ, hoạt hình chỉ dành cho con nít,
trong khi ở Nhật Bản ai
cũng xem hết. Ở Mĩ, phần lớn các
shows anime chỉ
dành cho con nít, và hầu hết các show trên TV đều viết
cho khán giả
dưới 18 tuổi. Một nhà sản xuất nổi tiếng, người có nhiều TV
hits hơn
bất cứ ai, đã nói, “Mọi thứ phải được viết cho lứa tuổi 14,
cho dù
là ý tưởng gì đi nữa, nếu không thì nó sẽ thất bại!”. Tuy thế
manga
lại được đọc bởi số lượng độc giả khổng lồ, và có nhiều manga được
viết cho mỗi độ tuổi và sở thích khác nhau.
"Sword of the Stranger" Kể từ khi tôi còn nhớ được, các bạn của tôi đều thích xem
animation,
và sẽ xem bất cứ khi nào có thể được. Lúc nào cũng có khán
giả
người lớn cho phim hoạt hình trong nước Mĩ nhưng số lượng cung không
đáp ứng nổi. Điều hiểu lầm một phần là do sự khác nhau trong Luật Công
Chiếu
Trên Truyền Hình (Broadcast Standards & Practices) của Mĩ và
Nhật.
Có rất nhiều nội dung được coi là không thể nào chấp nhận cho TV ở
Mĩ nhưng lại được cho phép khi ở Nhật. Dù vậy, Nhật cũng có giới hạn
của
họ, và một vài luật của Nhật cũng nghiêm như là luật của Mĩ.
7.
Nhà làm phim hoạt hình Nhật có rất nhiều tiền Lương
của
nhà làm phim hoạt hình Nhật chỉ bằng khoảng một phần tư nhà làm phim
hoạt hình Mĩ.
8. Nhà làm phim hoạt hình của Nhật giỏi
hơn
của Mĩ rất nhiều Có nhiều nhà làm phim hoạt
hình giỏi trên
khắp trái đất. Người Nhật có nhiều cơ hội làm với
phim truyền hình hơn
đồng nghiệp Mĩ bởi vì hoạt hình ở Mĩ rất là đắt
tiền. Bởi vậy, nhiều
công việc hoạt hình trên TV được làm ở nước
ngoài. Nếu nhìn kỹ hơn ở các
phim Mĩ và chương trình quảng cáo ta sẽ
thấy: có rất nhiều tài năng
trong nước Mĩ có số lượng style đa
dạng.
Sự đa dạng rất quan trọng đối
với sự sống
còn của ngành hoạt hình trong thời gian dài lâu. Thị
hiếu của khán giả
thay đổi, thiết kế trở nên cũ kỹ, và nếu chỉ có
một vài lựa chọn, ngành
hoạt hình sẽ gặp khó khăn cho đến khi đáp
ứng được khán giả.
9.
Hoạt hình Mĩ sẽ chẳng bao giờ
cool được như anime Trong
vài năm gần đây, hầu
hết các nhà làm phim hoạt hình Mĩ tôi có dịp nói
chuyện đều muốn làm
điều gì đó để thay đổi ngành hoạt hình.
Iron Giant, cartoon dài 86 phút của Disney
Với nhiều ý tưởng như thế, mọi việc chắc chắn sẽ được thay đổi.
Những
bước đi đầu tiên đã bắt đầu với phim
IRON GIANT và
ATLANTIS (ai có thể nghĩ được là Disney đã phát
hành
được một phim như thế?!), vì vậy chỉ là vấn đề thời gian sớm muộn
cho
đến khi nhiều shows chất lượng cao với kịch bản tuyệt vời, và hình
ảnh
đỉnh cao được thực hiện thêm nhiều.